Sự nghiệp Ōshio Heihachirō

Từ năm 13 tuổi, Ōshio được tuyển làm yoriki.[2] Ngoài ra, ông còn cầm đầu dân binh coi trị an ở Ōsaka. Ông đã chứng tỏ sự chính trực của mình bằng cách không bao giờ nhận hối lộ và chống tham nhũng. Sau 14 năm, ông phát hiện ra rằng viên quan mới của triều đình là một kẻ tham nhũng, dẫn đến việc ông phải từ chức vào năm 1830. Từ đó, ông bắt đầu một cuộc hành hương đến một nơi gọi là Ōmi[3] dẫn đến sự thức tỉnh tâm linh của ông.

Khi trở về Ōsaka, ông bắt đầu viết sách và giảng dạy về Dương Minh học (Yōmeigaku) và thành lập ngôi trường của riêng mình gọi là Tẩy tâm động (洗心洞, Senshindō?).[4] Ōshio dành phần đời còn lại trong thời gian ẩn cư để dạy dỗ học trò. Sau này, ông cho xuất bản một cuốn sách tên là Tẩy tâm động tráp ký (洗心洞箚記, Senshindō Sakki?),[5] viết bằng chữ Hán, có 2 quyển. Quyển thượng có 180 điều, quyển hạ có 138 điều, ra đời năm 1833 và là một tập tùy bút mà tác giả viết ra khi đã từ quan lui về sống ẩn cư ở Senshindō, ý nói nơi để lòng mình rửa sạch được bụi trần.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ōshio Heihachirō http://data.rero.ch/02-A024106269 http://www.britannica.com/place/Japan/Shinto-and-k... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p29206991X https://books.google.be/books?id=RHXG0JV9zEkC&pg=P... https://books.google.be/books?id=VQrvK2UmJ1cC&pg=P... https://books.google.be/books?id=ZF2uYd9kSTQC&pg=P... https://historyofjapan.wordpress.com/2015/06/02/ep... https://www.idref.fr/130171999 https://id.loc.gov/authorities/names/n81095170